Nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì? Bạn đã đạt được những phẩm chất quan trọng nào?

Nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc, và kể cả những nhà quản lý lâu năm đôi khi cũng phải phân vân, liệu bản thân đã có đủ năng lực và kỹ năng thích hợp để điều phối công việc hiện tại tốt hay chưa?

Trong một doanh nghiệp, vị trí nhà quản lý bao giờ cũng phải chịu những áp lực nhất định. Họ không chỉ là người sắp xếp công việc mà quản lý còn là người gắn kết các thành viên trong đội ngũ với nhau. Do đó, khi lựa chọn một nhà quản lý, các nhà lãnh đạo luôn phải cân nhắc cẩn thận, vì hơn hết quản lý sẽ là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển tập thể, đưa công ty đến thành công. Vậy một nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì?

Sự hiểu biết về chuyên môn và kiến thức xã hội

Khác với những nhân viên bình thường, nhà quản lý phải là người có sự hiểu biết nhất định về chuyên môn trong công việc lẫn kiến thức xã hội phong phú. Điều đó, sẽ giúp họ đưa ra những quyết định và cách xử lý đúng đắn để hạn chế những tổn thất về mặt tài chính cho công ty. Có thể nói, nhà quản lý chính là một người có kiến thức uyên bác và thâm niên làm việc lâu năm. 

Hơn nữa, đối với lực lượng lao động ngày càng trẻ hóa và không ngừng học hỏi  những kiến thức mới, nhà quản lý cũng phải cập nhật những kiến thức đa chiều để bắt kịp xu thế của xã hội và cải thiện kỹ năng mềm của bản thân hiệu quả hơn.

Kỹ năng lãnh đạo

Gọi là kỹ năng thì chắc chắn phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện, không ai thiên bẩm sinh ra đã có kỹ năng lãnh đạo hơn người, mọi thứ đều phải không ngừng trau dồi và cố gắng. Để củng cố kỹ năng lãnh đạo tốt, nhà quản lý cần đóng vai trò là người bạn, người thầy, người đồng nghiệp để lắng nghe và san sẻ, định hướng công việc cho nhân viên hợp lý nhất.

Điều quan trọng, nhà quản lý cần phải có lập luận và chính kiến riêng nhưng vẫn phải giữ được tính công bằng khi đưa ra quyết định quan trọng. Một nhà quản lý vừa thân thiện với nhân viên, và khéo léo làm hài lòng khách hàng, sẽ dễ dàng tạo dựng được niềm tin để nhân viên, cấp trên dành sự tôn trọng trong công việc và cuộc sống cho họ.

Luôn tạo điều kiện đầu tư phát triển cho nhân viên

Nhân viên chính là nguồn lực phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào, nếu không có nhân viên mọi quá trình làm việc sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ. Với tư cách là nhà quản lý bạn phải tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên không ngừng nâng cao tìm lực phát triển của bản thân, giúp họ phát huy triệt để những thế mạnh của mình trong công việc để thúc đẩy đội nhóm đạt được những thành công vượt bậc hơn trong tương lai.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đề xuất với cấp trên bổ sung những khóa học hữu ích giúp đỡ nhân viên trau dồi thêm những kiến thức chuyên môn và tạo điều kiện tiếp xúc gặp gỡ với những lãnh đạo cấp cao để mở rộng tầm nhìn và cách giao tiếp xã hội. Nhân viên ngày càng tiến bộ thì nhà quản lý càng được nhận được những đánh giá tích cực từ cấp trên.

Kỹ năng giao tiếp khách hàng

Có thể nói, nhà quản lý chính là đại diện công ty, lãnh đạo và nhân viên trực tiếp gặp gỡ và trao đổi những vấn đề quan trọng với các khách hàng. Họ được xem là những người sẽ đại diện cho bộ mặt của toàn thể doanh nghiệp đưa ra những quyết định quan trọng. Chính vì vậy, đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng giao tiếp khách hàng tốt, khả năng ứng biến nhanh nhẹn, làm hài lòng khách hàng và tạo được thiện cảm ghi lại dấu ấn tốt với trong cách ứng xử với họ.

Tính quyết đoán

Không một nhân viên nào có thể tôn trọng và dành sự tin tưởng cho một nhà quản lý có tính do dự, chần chừ trong mọi quyết định công việc. Một nhà quản lý thiếu đi tính quyết đoán cũng giống như một thuyền trưởng không biết chính xác hướng đi để chèo chống con thuyền ra khơi đi đúng hướng. Điều đó, sẽ gây ra những thiệt hại khôn lương đối với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, với một nhà quản lý thông minh và tinh tế, bạn cần áp dụng tính quyết đoán vào đúng những trường hợp, đúng hoàn cảnh. Nếu luôn đề cao tính quyết đoán trong mọi tình huống công việc, vô tình bạn sẽ trở thành người độc tài cư xử cứng nhắc sẽ tạo nên những áp lực rất lớn cho nhân viên. Điều đó sẽ vô tình tạo nên những rào cản nhất định giữa quản lý và nhân viên khiến công việc không đạt được hiệu quả cao như mong muốn.

Tóm lại, công việc quản lý là điều không hề dễ dàng, ngoài việc có kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm sống phong phú, khả năng đọc vị khách hàng cao, thì quản lý còn phải là điểm tựa và cầu nối vững vàng liên kết giữa doanh nghiệp khách hàng.

Hy vọng, thông qua bài viết này, bạn đã biết rõ “nhà quản lý giỏi cần có những phẩm chất gì?” từ đó ra sức rèn luyện và cải thiện những vấn đề mình còn yếu kém để phát triển hơn trong công việc bạn nhé! Chúc bạn thành công!